Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/qwubanfx/public_html/wp-content/themes/Divi/includes/builder/functions.php on line 2442
Vốn Điều Lệ Khởi Nghiệp và Vấn Đề Pháp Lý Liên Quan

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định & được ghi vào Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ

Lấy ví dụ như A & B cùng nhau góp vốn thành lập Công ty TNHH ABC với mỗi người góp 50% vốn điều lệ, tương đương 50.000 000 đồng. Tổng cộng A & B góp 100.000 000 đồng & ghi trong Điều lệ Công ty số vốn này. Như vậy, 100. 000.000 đồng này chính là Vốn Điều lệ của Công ty TNHH ABC.

Chúng tôi thường gặp những câu hỏi từ các nhà khởi nghiệp:

  • “Vốn điều lệ bao nhiêu thì mới kinh doanh được?”
  • Hay “Có quy định mức tối thiểu đối với vốn điều lệ không?”

Pháp luật không quy định vốn điều lệ phải bao nhiêu thì mới được kinh doanh trừ những ngành nghề kinh doanh mà trong đó có quy định phải đáp ứng một số vốn điều lệ tối thiểu (gọi là vốn pháp định). Như vậy, ngoại trừ những ngành nghề có quy định về vốn pháp định thì những ngành nghề khác không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu.

Việc chúng ta đăng ký góp vốn điều lệ như thế nào tùy thuộc vào khả năng tài chính, quy mô, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, vốn điều lệ hợp lý cũng là điều giúp chúng ta tạo niềm tin vối đối tác khi giao dịch (hoặc trong một số gói thầu, hồ sơ dự thầu quy định mức vốn tối thiểu phải là bao nhiêu đó để đảm bảo năng lực của đơn vị dự thầu thì chúng ta cần cân nhắc điều này). Do đó thấp quá cũng sẽ tạo tâm lý lo ngại cho đối tác khi số tiền dùng để chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp quá thấp.

Thử tưởng tượng bạn ký hợp đồng với đối tác với giá trị hợp đồng 1 tỷ đồng nhưng khi bạn tra cứu thông tin thì vốn điều lệ doanh nghiệp chỉ có 10 triệu đồng. Liệu bạn có lo ngại không, mặc dù bạn đã nhìn thấy những hồ sơ năng lực khác & đánh giá là phù hợp. Theo chúng tôi, tâm lý lo ngại này là lẽ thường tình.

Ngược lại, nếu các nhà khởi nghiệp đăng ký doanh nghiệp với mức vốn điều lệ cao ngất ngưỡng. Đồng nghĩa là số vốn góp hoặc cam kết góp vốn của từng người sẽ cao. Liệu số tiền góp vốn đó có phù hợp khả năng tài chính, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh & khả năng chịu rủi ro của các bạn hay không (chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp).

Đính kèm dưới đây là danh sách những ngành nghề có quy định vốn pháp định để các bạn tiện tham khảo.

Xem chi tiết: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1XwiZ__5CFoQx2Qp11ZWy3e8L_sTgLZ8UWaHKNVFBCvk/edit?usp=sharing

Xem tiếp: Người Đại Diện Theo Pháp Luật, Trụ SởĐiều Lệ Doanh Nghiệp

Nguồn: Anh Phan Tuấn Anh https://medium.com/phap-ly-cho-khoi-nghiep/v%E1%BB%91n-%C4%91i%E1%BB%81u-l%E1%BB%87-nh%E1%BB%AFng-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-ph%C3%A1p-l%C3%BD-li%C3%AAn-quan-d4180d8edbd0