Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/qwubanfx/public_html/wp-content/themes/Divi/includes/builder/functions.php on line 2442
Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) Là Cuộc Chơi Không Dành Cho Những Kẻ Nhẹ Cân

Mình mày mò cùng team trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được 2 năm nay. Thấy cách đây 1 năm thì báo chí tung hô dữ lắm, giờ chắc đỡ hot rồi để nhường sân cho blockchain. Nhưng càng làm càng thấy trí tuệ nhân tạo AI không phải thứ dành cho những kẻ nhẹ cân. Càng không dành cho những người làm theo trend.

Công nghệ cao AI trí tuệ nhân tạo đang bước sang kỷ nguyên thương mại hoá. Tuy sản phẩm trí tuệ nhân tạo còn sơ khai nhưng đang đi sâu vào vận hành của doanh nghiệp với tốc độ chóng mặt. Nhân viên của các nước phát triển đang học cách làm việc chung với máy móc thông minh để gia tăng đáng kể năng lực lao động trí óc! Sang Nhật sang Sing thấy các đơn vị làm system integrator hay aggregation servicer đều đang dần tích hợp những ứng dụng của AI vào hệ thống khách hàng của họ. Đây là yếu tố chính của năng suất lao động các nước tư bản đang gấp mười mấy lần người Việt Nam. Và khoảng cách sẽ có thể bị kéo dài hơn nữa.

Báo chí nói nhiều về tiềm năng của AI trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Mà ít người đề cập tới điều gì sẽ xảy ra nếu ta chậm chân trong cuộc chơi lớn. Công nghệ cao chỉ là công cụ, khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển sẽ ngắn lại hay dài ra đều phụ thuộc và năng lực nắm bắt công cụ mới. Sẽ chẳng có phương án “đi tắt đón đầu” nào ngoài những đầu tư bài bản từ tất cả các bên.

1. Nhân lực làm công nghệ cao cần môi trường phát triển.

Không chỉ các nghiên cứu viên mà kỹ sư phát triển sản phẩm công nghệ cao là nhân tố tiên quyết. Nghiên cứu luôn là hoạt động cần thiết để sáng tạo ra cái mới, nhưng sẽ không phải bước đi thông minh nếu ta chọn lựa đối đầu trực tiếp với các ông lớn. Tìm ra bài toán ngách, nhanh chóng xây dựng sản phẩm trên nền tảng công nghệ có sẵn của thế giới sẽ mang lại cơ hội sống cao hơn rất nhiều cho startup

2. Cầu nối với thị trường quốc tế là yếu tố sống còn.

Làm AI trí tuệ nhân tạo có thể thử nhanh sản phẩm ở Việt Nam. Nhưng ôm khư khư sản phẩm trong cái giếng làng thì có ngày cũng bị nuốt chết. Nhu cầu và năng lực chi trả của thị trường quốc tế là cực lớn. Những deal đầu tư Series A vào AI startup nhiều nhan nhản. Batch 1 của Zeroth kêu gọi được 1 – 2 triệu USD mỗi startup. Series B cũng không phải là hiếm. Nhưng quan trọng hơn cả dòng tiền đầu tư, đó là tư thế sẵn sàng chi trả để tạo dựng lợi thế cạnh tranh trong tương lai của khách hàng tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra AI trí tuệ nhân tạo tập trung vào tối ưu năng suất lao động trí óc của con người. Nên giá trị của 1 sản phẩm AI có thể tạm được xác định bằng chi phí tiết kiệm được so với việc thuê đủ người để đạt được thành tích tương đương. Chi phí nhân công ở Việt Nam rất thấp so với các nước đang phát triển, nên perceived value (xin lỗi mình ko tìm được từ sát nghĩa nhất để dịch) không thể cao so với thị trường quốc tế.

3. Sản phẩm trí tuệ nhân tạo AI tốt về cơ bản vẫn phải là sản phẩm tốt.

Công nghệ có cao, nghe có vẻ hay ho ảo diệu mà không giải quyết cụ thể vấn đề của ai hoặc giải quyết với chi phí quá lớn thì cũng chết. Những trợ lí trí tuệ nhân tạo ảo như Siri nghe thật tuyệt vời, cứ tưởng tượng mình có 1 bạn như Jarvis bên cạnh thì rất đã. Nhưng hỏi thật có ai thường xuyên dùng Siri hàng ngày không. Nếu bạn có vài triệu USD dắt lưng, hoặc tham gia các dự án chính phủ lớn thì hãy nghĩ tới những dự án nghiên cứu kéo dài và mang tính đột phá trong công nghệ. Còn nếu không làm startup thì cứ phải sống đã, mà muốn sống thì phải bán được sản phẩm đã, mà muốn bản được thì sản phẩm phải tốt.

4. Chỉ dựa vào thuật toán trí tuệ nhân tạo AI thì không thể làm sản phẩm tốt.

Nó là sự tổng hoà của trí tuệ nhân tạo AI + lập trình + UX + mô hình kinh doanh thông minh để làm ra sản phẩm vượt trội con người. Dành hàng năm trời nghiên cứu công nghệ, đạt được độ chính xác 90 – 95% đã là thành tích lớn, viết vô khối paper để đời. Thế giới luôn sẽ cần những nhà nghiên cứu khoa học như thế. Nhưng nếu là team startup làm sản phẩm trí tuệ nhân tạo, thì đôi khi ngoài lõi công nghệ đủ tốt, thì bài toán đau đầu lại là xử lí và phân tích dữ liệu, giải quyết performance của server, tinh chỉnh UX cho phù hợp với người dùng. Và không kém quan trọng đó là mô hình kinh doanh sáng tạo. Sản phẩm trí tuệ nhân tạo AI của bạn tốt hơn năng lực của 1 con người, mà chi phí đắt hơn bằng 2 người thì nhiều khách hàng sẽ sẵn sàng chi tiền thuê 2 người làm

_____________________________________________________________
Càng làm những sản phẩm như này càng cảm thấy thú vị. Mặc dù khó khăn còn chất đống và Cinnamon AI còn cần nhiều đầu tư để thực sự trở nên đủ thông minh để giải quyết bài toán diện rộng của doanh nghiệp, chúng mình sẽ tiếp tục nắm bắt cơ hội. Ngoài HN, HCM, Đà Lạt và Đà Nẵng, sắp tới team mở rộng thêm ở Đài Loan và Nhật Bản. Xây dựng bộ máy nhân sự và văn hoá sáng tạo như ở Zappos, Netflix hay Amazon là cực kỳ quan trọng để chúng mình mở rộng.

Báo cáo của Ernst & Young về cách thế giới đang dịch chuyển từ giải pháp tự động hoá Class 2 (tự động nhờ lập trình qui tắc) sang Class 3 (tự động nhờ Cognitive AI): https://goo.gl/xAwk4z

 *Bài viết được chia sẻ từ bạn Bách Nghiêm – https://www.facebook.com/nghiemxuanbach