Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/qwubanfx/public_html/wp-content/themes/Divi/includes/builder/functions.php on line 2442
Gọi vốn đầu tư: Startup cần làm gì? Quỹ đầu tư đánh giá như thế nào?

Để gọi vốn, bạn sẽ phải chuẩn bị những gì? Bài viết dưới đây là sự kết hợp giữa guest speakers là startup và venture capital, cho bạn một cái nhìn rộng hơn để chuẩn bị gọi vốn!

First Impression (cái nhìn đầu tiên) rất quan trọng!

Về phía quỹ đầu tư

Phút đầu tiên nói chuyện với Founder đó khi gọi vốn, tôi sẽ nghĩ: “Đây có phải là người lãnh đạo không?”; “Người này có phù hợp, tập trung, và bị ám ảnh bởi sản phẩm không?”. Câu đầu tiên tôi thường hỏi là: “Điều gì đã tạo cảm hứng để bạn làm sản phẩm này?”. Tôi hy vọng câu trả lời là một vấn đề cá nhân mà chính người sáng lập gặp phải, và sản phẩm này là giải pháp cho vấn đề cá nhân đó.

Tiếp theo, tôi sẽ xét tới kỹ năng giao tiếp. Nếu trở thành lãnh đạo và thuê nhân viên, giả sử sản phẩm đó thành công, các bạn phải rất giỏi trong việc giao tiếp và phải là một lãnh đạo bẩm sinh. Tất nhiên các bạn phải học thêm một số thứ về lãnh đạo, nhưng tốt nhất là các bạn phải dấn thân và sẵn sàng trở thành lãnh đạo.

Có 2 điều cơ bản tôi muốn nói là:

  1. Gọi vốn mạo hiểm là sân chơi riêng của những kẻ xuất chúng. Thống kê bình thường là cứ 4.000 công ty sẵn sàng để gọi vốn mạo hiểm mỗi ngày thì chỉ có 200 công ty được rót vốn bởi những Venture Capital (quỹ đầu tư mạo hiểm) hàng đầu. Khoảng 15 công ty sẽ đạt doanh thu trăm triệu đô trong tương lai. Và 15 công ty này từ năm đó sẽ tạo ra đâu đó khoảng 97% toàn bộ lợi nhuận cho toàn bộ những công ty đã được đầu tư mạo hiểm. Gọi vốn mạo hiểm là cực kỳ cạnh tranh và khó khăn. Các bạn phải nằm trong Top 15 công ty này. Hoặc ít nhất phải thuộc Top 200 công ty được chọn.
  2. Điều thứ hai là quan điểm đầu tư vào một điểm mạnh thay vì ít điểm yếu. Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng thực ra khá mơ hồ. . Mặt khác, các công ty có điểm mạnh tuyệt đối lại có những điểm yếu chết người. Nên một điều cần nhớ khi đầu tư mạo hiểm là nếu các bạn không đầu tư vào công ty có điểm yếu chết người, các bạn sẽ không có được thành công lớn.

Khi các bạn gặp nhà đầu tư lần đầu tiên, các bạn phải nói được một câu thật sự hấp dẫn mà các bạn phải luyện tập điên cuồng rằng sản phẩm của các bạn là gì, để mà nhà đầu tư có thể ngay lập tức hình dung được sản phẩm của các bạn trong đầu họ.

Có lẽ khoảng 25% số chủ dự án mà tôi nói chuyện hiện nay, sau câu đầu tiên, tôi vẫn không hiểu họ làm gì, và khi già đi thì tôi cũng ít kiên nhẫn hơn. Hãy tập nói câu đó một cách hoàn hảo. Các bạn phải quyết đoán, vì cách duy nhất để có tiến triển là ra quyết định.

Tham khảo cách mô tả công ty trong 1 câu nói của các start-up ở YC trong danh sách sau: http://yclist.com/

Về phía startup:

Chúng tôi đã gặp 60 quỹ khác nhau, và họ đều từ chối. Và chúng tôi liên tục nghĩ xem làm sao cải thiện việc trình bày. Làm sao thay đổi slide? Làm sao tóm gọn câu chuyện?

Một thời điểm mấu chốt với chúng tôi là khi tôi trình bày ở quỹ Khosla Ventures và quỹ này đang tìm kiếm những con số cụ thể mà chúng tôi vẫn chưa có, và nói: “Này. Các anh không hiểu. Nếu các anh mà là Twitter, các anh có thể bước vào, và blablablabla và đưa ra cái gì cũng được, và chúng tôi sẽ đầu tư. Nhưng các anh không phải Twitter, nên các anh phải khiến mọi thứ thật dễ dàng và sẵn sàng cho chúng tôi.” Và tôi đã rút ra bài học hoàn toàn ngược lại so với những gì ông ấy muốn chúng tôi hiểu ra: “Chà, mình nên tìm cách để trở thành Twitter.” *cười)

Và, startup, các bạn không thể chỉ trông chờ vào tiền họ rót cho các bạn. Đây lại chính là kiểu doanh nghiệp mà nhà đầu tư muốn rót tiền. Hãy tự lực càng lâu càng tốt.

Tôi đã gặp một trong những nhà sáng lập giỏi nhất về công nghệ vừa mới lập công ty, và tôi hỏi: “Khi nào cô sẽ gọi vốn?”. Câu trả lời thường là “Có lẽ không cần.”

“Chìa khóa thành công là giỏi đến mức họ không thể phớt lờ.” Và như thế, khi chúng ta thảo luận về điều này, và tôi nghĩ điều này rất khớp với gọi vốn, dù hơi lạc đề

Và nếu xuất hiện với một kế hoạch giả thuyết không số liệu và các bạn lọt thõm trong hàng ngàn công ty khác, thì sẽ rất rất khó để gọi vốn. Vậy cách tích cực là hãy giỏi đến mức họ không thể phớt lờ các bạn. Các bạn nên khiến doanh nghiệp tốt hơn, thay vì khiến bài diễn thuyết tốt hơn.

Một cách nhìn khác, một điều mà các bạn cần cẩn trọng chính là: Gọi vốn mạo hiểm là điều dễ nhất đối với một nhà sáng lập, nếu so với thuê kỹ sư, đặc biệt là thuê kỹ sư thứ 20.

  • Việc thuê kỹ sư thứ 20 khó hơn nhiều so với gọi vốn mạo hiểm.
  • Tìm khách hàng doanh nghiệp cũng khó hơn.
  • Tăng trưởng trong ngành tiêu dùng sẽ khó hơn.
  • Kiếm lời từ quảng cáo cũng khó hơn.

Gần như mọi thứ các bạn làm đều khó hơn gọi vốn mạo hiểm. Thế nên, tôi nghĩ nếu các bạn thấy gọi vốn là khó, có lẽ nó không khó bằng những thứ khác theo sau đâu.

Người ta nói gọi vốn không phải là một thành công, nhưng chắc chắn không phải là cột mốc đối với một công ty. Nó sẽ đặt các bạn vào một tình huống khó hơn nhiều nữa.

Dấu hiệu nhận biết nhà đầu tư phù hợp với công ty, hay một nhà đầu tư bạn nên tránh!

Nếu một nhà đầu tư không giỏi chuyên môn trong lĩnh vực của bạn, không có nhiều mối quan hệ có thể giúp giới thiệu bạn, cả trong phát triển kinh doanh và trong giới thiệu cho Series A, bạn không nên nhận tiền của người đó. Đặc biệt là nếu họ đầu tư chỉ để kiếm lời. 

10, 15, hay 20 năm tức là dài hơn hôn nhân trung bình ở Mỹ. Nghĩa là rất dài đấy. Lựa chọn nhà đầu tư chủ chốt, đặc biệt là những nhà đầu tư trong hội đồng quản trị, cũng quan trọng không kém chọn người để kết hôn, tức là cực kỳ quan trọng. Đây là những người bạn sẽ sống cùng, đối tác cùng, phụ thuộc vào, và đối mặt trong những tình huống cực kỳ căng thẳng và khủng hoảng trong thời gian rất dài.

Một điều tôi thường nói, và tôi cứ nói suốt, đôi khi có người tin, đôi khi không. Nếu mọi việc tốt đẹp, thì không quan trọng ai đầu tư; nhưng gần như chẳng bao giờ yên ổn như vậy. Ngay cả những công ty thành công lớn, như Facebook hay mọi công ty lớn được xem là cực kỳ thành công, tất cả đều gặp đủ các thứ vấn đề, hết chuyện này đến chuyện khác.

Có những cuộc họp và thảo luận siêu căng thẳng, họp đến khuya, khi tương lai của công ty treo sợi tóc, và mọi người phải thật đồng lòng, có cùng mục tiêu, nhắm cùng một hướng, chia sẻ, cảm thông, phải có đúng lý tưởng, phải có đủ năng lực để đương đầu với bão tố phía trước. Và bạn sẽ thấy khác biệt rất lớn giữa nhà đầu tư lần đầu và lần hai, gần như nhà đầu tư lần hai luôn nghiêm túc hơn sau khi họ đã trải qua một lần.

Đôi khi, khi bạn gặp các Venture Capital  lần đầu, bạn cảm thấy họ khá lạc hậu, họ không hiểu, họ không thấy. Nhưng khi bạn chạm lấy họ, bước vào và họ có một sự am hiểu kinh ngạc về công việc của bạn, đến nỗi khi bước ra, thậm chí nếu họ không đầu tư thì thời gian nói chuyện với họ cũng vô cùng giá trị. Tôi có thể nhìn thấy một bức tranh rõ hơn về những gì cần làm và nơi cần đến.

Xem tiếp phần 2: Rủi ro gọi vốn

Nguồn: https://sosub.org/