Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/qwubanfx/public_html/wp-content/themes/Divi/includes/builder/functions.php on line 2442
Bức tranh chung về lĩnh vực Đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

Bức tranh chung về lĩnh vực Đầu tư Mạo hiểm tại Việt Nam

“Đầu tư mạo hiểm là khi các nhà đầu tư cung cấp vốn tài chính cho các công ty khởi nghiệp (startup) hay doanh nghiệp nhỏ được cho là có tiềm năng tăng trưởng bền vững. Đầu tư mạo hiểm thường đến từ các nhà đầu tư khá giả, các ngân hàng đầu tư (investment banks) và các tổ chức tài chính khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc đầu tư cũng là bằng hình thức tiền tệ; nó có thể được cung cấp dưới hình thức chuyên môn về kỹ thuật quản lý. ”- Investopedia

Kể từ khi mở lại cánh cửa toàn cầu hoá thị trường vào đầu những năm 1990, bắt đầu với phong trào Cải cách được khởi xướng bởi chính phủ, Việt Nam đã có một sự tăng trưởng kinh tế ổn định. Mặc dù có những giai đoạn khó khăn do áp lực toàn cầu, “phép màu kinh tế’ là thông điệp mà Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) dành cho Việt Nam.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 10 lần trong 30 năm qua (nguồn: Google, Ngân hàng Thế giới (World bank))

Sự tăng trưởng ấn tượng này của Việt Nam một mặt nhanh chóng chuyển đổi bộ mặt của nền kinh tế và xã hội, mặt khác cũng đi kèm với tính bền vững. Theo Chỉ số Phát triển hòa nhập của WEF, Việt Nam là một trong những minh chứng đáng để theo dõi trong việc tăng trưởng vượt bậc và trở nên bền vững hơn đối với tất cả các phân đoạn của xã hội và dân số, đặc biệt nữ chủ doanh nghiệp. Chính phủ cũng chú trọng các nguồn đầu tư công vào xây dựng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực. Thông qua những cải tiến đáng kể trong giáo dục, đặc biệt ở cấp tiểu học, Việt Nam đã tạo ra rất nhiều thế hệ kỹ sư công nghệ thông tin (IT) và phần mềm ngoài chất lượng mà còn đảm bảo số lượng đủ để các tập đoàn quốc tế như Intel, Bosch, Samsung, vv thiết lập các trung tâm R&D tại đây;  đồng thời nuôi dưỡng sự phát triển của các công ty IT địa phương chẳng hạn như FPT, VNG, CMC, v.v. Việc đưa vốn vào cơ sở hạ tầng địa phương cũng thể hiện kết quả thành công khi Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thân thiện với di động nhất trong APAC, với hơn 70 triệu người dùng di động trong tổng dân số 96 triệu người, theo một báo cáo gần đây của WeAreSocial.

Những điều kiện cần này kết hợp với nhau đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc ra đời của các công ty khởi nghiệp. Theo một nghiên cứu của Dezan Shira & Associates, từ năm 2010 đến năm 2017, số lượng các công ty khởi nghiệp được đầu tư đã tăng từ 10 lên 92, với 61% dự án nhận đầu tư dưới 1 triệu USD. Các nhà đầu tư trong nước cũng biểu hiện như các nhà đầu tư mạo hiểm thực thụ: Trong số 92 giao dịch trong năm 2017, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ tham gia 28 giao dịch, trong khi các nhà đầu tư trong nước chiếm tới 64 giao dịch.

Bài viết này sẽ cố gắng giải thích sự phát triển của lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam trong những năm qua, đưa một góc nhìn tổng quan về sự hiện diện của đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam cả về quỹ lẫn quy mô giao dịch, và dự đoán tăng trưởng trong tương lai gần.

Giai đoạn Sơ khai

Theo định nghĩa, lĩnh vực đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đã phát triển từ năm 2004, với việc thành lập của IDG Ventures Vietnam (IDGVV), được thành lập bởi Patrick McGovern, Sáng lập và Chủ tịch International Data Group (IDG). Từ năm 2004 đến năm 2013, IDGVV đã đầu tư vào 42 công ty, trải rộng trên nhiều ngành, có cả về công nghệ và phi công nghệ. Những khoảng đầu tư đáng chú ý nhất của IDGVV bao gồm VNG (Doanh nghiệp Internet/Gaming số 1 tại Việt Nam và được cho là “Kỳ lân” đầu tiên tại Việt Nam), Webtretho (Project Lana) (gần đây đã đầu tư bởi LINE Ventures) và Vietnamworks (được mua lại bởi En-Japan).

Một quỹ đầu tư khác trong ngành này là CyberAgent Ventures (CAV), quỹ đầu tư mạo hiểm tại Nhật Bản tham gia thị trường Việt Nam vào năm 2008. Họ đã đầu tư vào hơn 25 công ty ở Việt Nam, bao gồm một số công ty về Internet và dịch vụ di động tốt nhất tại Việt Nam. Ba trong số hạng mục đầu tư có danh tiếng lớn nhất của họ bao gồm Foody (được mua lại bởi SEA Group), Tiki (nền tảng thương mại điện tử địa phương số 1, được JD.com – nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc đầu tư) và Batdongsan.com (được mua lại bởi PropertyGuru, nền tảng bất động sản trực tuyến lớn nhất châu Á).

Cuối cùng, chúng ta không thể bỏ lỡ DFJ VinaCapital, một liên doanh giữa VinaCapital, một trong những quỹ tư nhân lớn nhất của Việt Nam, và Draper Fisher Jurvetson (DFJ), một công ty đầu tư mạo hiểm của Mỹ tập trung đầu tư vào giai đoạn đầu và tăng trưởng. Được thành lập vào năm 2006, DFJ VinaCapital đã đầu tư gần 50 triệu USD vào một loạt các doanh nghiệp, với doanh nghiệp thoái vốnthành công nhất là Yeah1, một công ty niêm yết trên sàn HOSE với mức giá 400 triệu USD.

Tình hình hiện tại của mô hình đầu tư mạo hiểm

đầu tư mạo hiểm

Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam 2017 (nguồn: Topica Founder Institute)

2017-2018 là thời điểm thú vị cho các nhà đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Không chỉ vì Nghị định mới số 38/2018/ND-CP, trong đó có lộ trình chi tiết cho việc kết hợp và điều hành quỹ đầu tư mạo hiểm được xác định rõ ràng bởi các cơ quan quản lý, mà còn vì các quỹ đầu tư đã gọi thêm quỹ thành công cũng như việc thành lập các quỹ đầu tư mới gần đây.

500 Startups Việt Nam là một trường hợp của các quỹ đầu tư mạo hiểm điển hình. Được thành lập vào năm 2015 với dự định của một quỹ 10 triệu đô la tập trung vào Việt Nam, cuối cùng họ đã hoàn thành việc gây quỹ vào giữa năm 2018, huy động thành công 15 triệu đô la, vượt qua mục tiêu ban đầu. 500 Startups Việt Nam hiện có hơn 30 công ty trong danh mục đầu tư đa dạng các ngành, chẳng hạn như AdTech, Thương mại điện tử và Fintech. Công ty thoái vốn thành công đầu tiên của họ là WifiChua, được mua lại bởi Appota vào năm 2018.

“Một thành viên mới nhưng được đánh giá rất cao là Vietnam Innovative Startups Accelerator (VIISA), một quỹ 6 triệu đô la bao gồm chương trình Tăng tốc khởi nghiệp và quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào giai đoạn đầu được thành lập bởi FPT Ventures và Dragon Capital, được ra mắt từ tháng 09/2016, quỹ không chỉ cung cấp các vốn mồi ban đầu cần thiết cho tăng trưởng mà còn là bí quyết và kỹ năng cần thiết để gọi quỹ thành công. Sau 2 năm hoạt động, VIISA đã đầu tư vào 23 công ty, kết nối với hơn 1500 khách hàng doanh nghiệp, phục vụ hơn 15000 người dùng hoạt động hàng tháng và hoạt động ở 5 quốc gia khác nhau, theo thống kê của VIISA. VIISA cũng đã thực hiện ba khoản đầu tư vòng hạt giống cùng với các nhà đầu tư khác là WisePass, WeFitBase.vn. Vào năm 2018, VIISA đặt ra mục tiêu giúp các công ty đầu tư của mình gọi được thêm 5 triệu đô la từ các nhà đầu tư bên ngoài, cũng như trở thành Chương trình Tăng tốc khởi nghiệp số 1 tại Việt Nam. “

Một thành viên mới nữa là VinaCapital Ventures. Được công bố vào tháng 8 năm 2018, VinaCapital Ventures tìm cách đầu tư 100 triệu đô la vào các công ty công nghệ tại Việt Nam, bắt đầu với hai thỏa thuận: Logivan và FastGo. Logivan là nền tảng công nghệ kết nối trực tiếp chủ hàng và chủ xe, giúp các doanh nghiệp tối ưu chi phí và thời gian cho dịch vụ logistics, trong khi FastGo là một ứng dụng di động có tiếng Việt mang lại lợi thế cho cả người lái và hành khách. Quỹ đầu tư mới này cho thấy sự quan tâm liên tục của VinaCapital vào các công ty công nghệ của Việt Nam, bất chấp sự tan rã của quan hệ đối tác DFJ-VinaCapital.

Triển vọng tương lai ngành đầu tư mạo hiểm

Đầu tư vào khởi nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, cuối cùng đã đạt được bước chạy đà và trên đà tăng trưởng. Tuy nhiên, thách thức vẫn còn rất nhiều phía trước. Việc thiếu các tài năng, nguồn quỹ tài trợ, chưa định hình được mô tăng trưởng quy mô và chậm trễ trong việc cải cách quy định (theo Dezan Shira và Cộng sự). Việc gọi vốn đặc biệt quan trọng song song với vấn đề các công ty khởi nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nhà đầu tư và huy động vốn từ họ, đặc biệt là các quỹ nước ngoài.

May mắn thay, thị trường khởi nghiệp đã có những dấu hiệu đầy hứa hẹn của việc gây quỹ cho doanh nghiệp khởi nghiệp và giáo dục lực lượng lao động địa phương để sánh ngang với tiêu chuẩn khu vực. VinGroup – tập đoàn lớn về bất động sản của đất nước, đã công bố kế hoạch thành lập VinTech – nhánh công nghệ mới, tạo ra hai viện nghiên cứu để phát triển dữ liệu lớn (Big Data) và các ứng dụng công nghệ cao. Đây là chưa kể đến các khoản đầu tư đã đáo hạn vào VinFast, nhà sản xuất ô tô nội địa đầu tiên của Việt Nam, vừa ra mắt hai mẫu xe mới nhất tại Paris Motor Show 2018 và bảo đảm thành công cho một hạn mức tín dụng trị giá 950 triệu đô la do Credit Suisse và HSBC phát triển.

FinTech là một lĩnh vực tiên quyết đang nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài. Theo một nghiên cứu bởi Solidiance, trị giá thị trường FinTech tại Việt Nam đạt 4.4 triệu đô la vào năm 2017 và sẽ chạm mốc 7.8 triệu đô la Mỹ vào năm 2020. Chính sự thay đổi này được cho là nhờ các chính sách tiến bộ của chính phủ (thúc đẩy các giao dịch không dùng tiền mặt, thành lập Ban chỉ đạo tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và cải thiện cơ sở hạ tầng di động và bảo hiểm thông qua các dự án viễn thông lớn), cũng như nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp fintech lĩnh vực tài chính cá nhân và doanh nghiệp, lần lượt tăng 31,2% và 35,9% vào năm 2025.

Các công ty thanh toán điện tử hàng đầu tại Việt Nam (nguồn: Vietnamnet)

Cuối cùng, có rất nhiều lĩnh vực tiềm năng khác đòi hỏi sự đổi mới và tinh thần kinh doanh nghiêm túc để giải quyết. B2B (business-to-business) là một trường hợp như vậy. Theo ông Trần Hữu Đức, Giám đốc FPT Ventures và Giám đốc điều hành của VIISA, cho rằng sự phát triển của công nghệ B2B sắp xảy ra trên toàn thế giới, với các công ty như Salesforce, Atlassian, Palantir Technologies, …đều tiếp sức cho cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo trên toàn cầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam và Đông Nam Á, các công ty về B2B thường phải đối mặt với những trở ngại của hành vi người dùng gắn liền với các phương pháp tư duy và hành vi truyền thống. Do đó, các công ty khởi nghiệp B2B này cần rất nhiều sự hỗ trợ về đầu tư bao gồm cả về vốn lẫn chuyên môn từ quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp họ không chỉ giáo dục thị trường mà còn phát triển quy mô nhanh và đáng kể.

Kết luận

Ngành đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đã trải qua 15 năm phát triển. Chỉ từ một số ít tiền ngay từ đầu, giờ đây có nhiều đơn vị mới hiện diện trên thị trường, tích cực đầu tư và nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp trên toàn quốc. Mặc dù có những thách thức nhất định, tương lai vẫn còn tươi sáng và có triển vọng cho ngành đầu tư mạo hiểm của Việt Nam để tiếp tục bùng nổ.

Nguồn: https://medium.com/@longpham91/an-overview-of-the-venture-capital-industry-in-vietnam-1056a03a650 – Phạm Bảo Long – Program Manager VIISA

*Tác giả không đảm bảo tính xác thực của các nguồn của bên thứ ba được trích dẫn trong bài viết này.