Bây giờ bạn xây dựng sản phẩm! Vậy bắt đầu từ đâu? Làm sao giải quyết được bài toán?
Nghĩ thật kỹ về lĩnh vực mà các bạn dấn thân vào
- Sản phẩm này có lớn không?
- Có nên dốc hết tâm trí vào đó không?
- Nên chọn ngành bạn đã làm 20-30 năm, hay chọn một ngành tương đối mới với bạn?
Điều này nghe có vẻ ngược đời, vì hầu hết mọi người đều nghĩ rằng nếu thực sự muốn thay đổi một ngành, các bạn không nên trở thành một phần của nó!
Kiểu như, khi một người trải qua 20-30 năm trong một ngành nào đó, họ đã quá quen với tất cả mọi thứ rồi và không còn có thể nhận ra cái gì không hiệu quả, hay cái gì mà các bạn có thể “thay đổi”.
Tuy nhiên, vì là người ngoại đạo, các bạn nên thực sự dành một tới hai tháng để thực sự thấu hiểu mọi tiểu tiết nhỏ nhất trong ngành đó, và cách nó hoạt động bởi vì khi đi vào chi tiết. Các bạn sẽ thấy những thứ các bạn có thể thay đổi, những thứ đang thực sự không hiệu quả, và giúp các bạn giảm rất nhiều chi phí trong thời gian đầu.
Mặt khác, các bạn cần phải ám ảnh về công việc này ở một mức độ nào đó. Các bạn phải khao khát muốn biết mọi người trong lĩnh vực đó đang làm gì. Và những thứ kiểu như lướt qua một danh sách những đối thủ tiềm năng, hoặc công ty tương tự. Hãy Google nó, vào xem từng trang và đọc từng bài viết trong đó, từ kết quả 1 tới 1.000. Thực ra các bạn không thu được gì nhiều, nhưng có những mỏ vàng mà thỉnh thoảng các bạn sẽ tìm thấy. Các bạn sẽ không thể tìm thấy trừ khi các bạn thực sự làm việc hết mình và thu thập hết tất cả những thông tin đó.
Hãy trở nên expert (chuyên gia) trong lĩnh vực đó! Chẳng có gì phải nghi ngờ khi các bạn phải trở thành chuyên gia để mọi người tin các bạn khi các bạn xây dựng sản phẩm này.
Nghĩ thật nhiều về phân khúc khách hàng.
Lý tưởng nhất là đến cuối cùng, các bạn phải xây dựng sản phẩm tốt mà cả thế giới sử dụng. Nhưng thực tế lúc bắt đầu, các bạn phải nhắm vào một đối tượng khách hàng nhất định để thực sự tối ưu hóa cho họ. Kiểu như phải thu hẹp kiểu như con gái tuổi teen, hay mẹ các cầu thủ. Hay dễ tưởng tượng nhất là Tiki. Lúc đầu thì bán sách, ổn rồi thì bán mọi thứ!
Trước khi xây dựng sản phẩm, trước khi ngồi viết code, các bạn nên thực sự viết ra trải nghiệm người dùng trong cách mà các bạn giải quyết vấn đề. Và đó không chỉ là trang web, mà nó còn là vấn đề là làm sao khách hàng biết đến các bạn.
Có thể là qua quảng cáo hay qua truyền miệng để họ biết đến các bạn. Họ vào trang web của các bạn, họ tìm hiểu thêm, trên web nói gì, các bạn nói gì với họ. Khi họ đăng ký dịch vụ hoặc mua sản phẩm, thì họ thực sự nhận được cái gì sau khi họ dùng sản phẩm, sau khi họ dùng dịch vụ.
Cần có giai đoạn đánh giá lại, kiểu như đánh giá của khách hàng, hoặc họ để lại bình luận. Các bạn cần phải tìm hiểu tất cả những điều đó và hình dung trong đầu xem trải nghiệm người dùng tuyệt vời nhất là gì và viết nó ra giấy rồi viết thành code rồi xây dựng từ đó.
Xây dựng sản phẩm.
Đầu tiên, hãy xây dựng sản phẩm tối thiểu MVP (minimal viable product). MVP là gì?
MVP là sản phẩm tối thiểu vì mọi người thường bỏ hết chi tiết phụ, và họ chỉ làm một tính năng chính, có nghĩa là tính năng nhỏ nhất mà các bạn có thể làm được là gì để giải quyết được vấn đề mà các bạn đang muốn giải quyết.
Trải nghiệm người dùng ban đầu rất thô sơ.
Khi xem lại toàn bộ phác thảo, các bạn sẽ nhanh chóng xác định được điều đó. Nhưng lặp lại, các bạn phải nói chuyện với khách hàng tiềm năng. Các bạn phải nhìn thấy cái gì đang tồn tại và cần làm gì để đáp ứng nhu cầu ngay hiện giờ của họ. Điều thứ hai là trước khi giới thiệu sản phẩm cho người dùng, các bạn nên khiến sản phẩm trở nên thực sự tối giản.
Ý tôi là, các bạn biết đấy, khi gặp trực tiếp khách hàng, các bạn có thể nói được rằng sản phẩm này làm được XYZ chỉ trong một câu. Ví dụ, ở Homejoy chúng tôi đã bắt đầu với một thứ siêu phức tạp. Chúng tôi là một nền tảng trực tuyến cho dịch vụ lau dọn nhà cửa và các bạn có thể chọn, vân vân và vân vân…và mô tả kéo dài vô tận luôn. Chúng tôi muốn người dùng tiềm năng sử dụng nền tảng này, nhưng họ sẽ thấy chán ngay sau vài câu đầu tiên. Nên chúng tôi thấy rằng chúng tôi phải tóm gọn lại thành một câu, một câu là rất quan trọng. Nó mô tả lợi ích từ sản phẩm của các bạn trong tương lai, khi cần xây dựng thương hiệu, các bạn nên mô tả những lợi ích về mặt cảm xúc, đại loại thế.
Xem ví dụ 1 câu nói mô tả startup: http://yclist.com/
Nhưng với người dùng mới, các bạn nên nói rõ họ sẽ được lợi gì từ nó.
Nên chúng tôi đơn giản là thay đổi định vị thành dịch vụ lau dọn giá 20 đô thì ai cũng hiểu được, và chúng tôi đã tìm được người dùng theo cách đó. Vậy các bạn đã có một MVP (minimal viable product – sản phẩm mẫu tối thiểu) chạy được, vậy làm sao để tìm được những người dùng đầu tiên?
Khách hàng đầu tiên
Và, những người dùng đầu tiên nên là… những người quen biết, những người xung quanh các bạn.
Trước hết các bạn phải dùng, các bạn và đồng sáng lập phải sử dụng. Mời cha mẹ các bạn sử dụng nó. Mời bạn bè đồng nghiệp sử dụng nó. Từ những người này, hãy cố gắng ghi lại hết các phản hội của họ! Tốc độ lan truyền của các bạn trong thời gian này sẽ rất rất chậm, nhưng để đi từ 0 đến 1 hay 3,4, thì đây là những việc mà các bạn phải làm.
Gặp khách hàng
Được rồi. Các bạn đã có một số người dùng. Vậy các bạn làm gì với những người dùng này? Phản hồi từ khách hàng! Vâng, điều đầu tiên là phải đảm bảo rằng khách hàng có thể liên lạc được với các bạn: email, số điện thoại đảm bảo rằng các bạn phải cài hộp thư thoại hoặc tương tự để các bạn không cần túc trực liên tục.
Nhưng dù thế nào, cách nào có thể thu nhận được phản hồi đều tốt, nhưng điều các bạn thực sự nên làm là nói chuyện trực tiếp với họ. Rời khỏi bàn làm việc và ra ngoài gặp họ. Nghe có vẻ là một việc chán ngán, nhưng đó là cách tốt nhất để thu nhận phản hồi về sản phẩm. Họ sẽ cho các bạn biết tính năng nào cần thay đổi hoặc loại bỏ, hoặc tính năng nào cần xây dựng.
Vậy có một cách là gửi bản khảo sát. Cách này cũng được, nhưng thông thường họ chỉ phản hồi nếu cực kỳ thích hoặc cực kỳ ghét các bạn. Và sẽ không có đoạn giữa. Nên cách để thu nhận những phản hồi ở giữa là gặp trực tiếp người đang dùng sản phẩm của các bạn.
Tôi đã thấy nhiều người đi gặp gỡ khách hàng và ngồi hỏi như trong phòng thí nghiệm như kiểu tra khảo. Họ cứ liên tục hỏi hỏi hỏi hỏi hết câu này tới câu khác. Cách đó sẽ không tạo kết quả tốt. Việc các bạn nên làm là biến nó thành một cuộc nói chuyện. Hãy làm quen với họ, khiến họ cảm thấy thoải mái, vì các bạn sẽ muốn họ thoải mái đến mức độ mà kiểu như, họ có thể nói thật với các bạn để giúp các bạn và cải thiện mọi thứ cho các bạn. Tôi phát hiện rằng rủ mọi người đi uống gì đó là cách rất hiệu quả.
Một thứ khác cần theo dõi là hiệu quả tổng quan của các bạn, dưới góc nhìn vĩ mô. Và cách tốt nhất là theo dõi khả năng giữ chân người dùng. Tức là số người sử dụng hôm nay, và số người quay lại vào ngày mai, ngày tiếp theo nữa, và cứ thế. Theo thời gian, các bạn sẽ theo dõi tỷ lệ giữ chân khách hàng theo tháng, số người đang sử dụng, số người quay lại vào tháng sau, và cứ thế. Nhược điểm của cách này là tốn rất nhiều thời gian để thu thập dữ liệu.
Đôi khi các bạn không có thời gian vài tháng để tìm hiểu điều đó. Nên cách tốt nhất là thu thập những đánh giá và bình chọn 5 sao hay 4 sao và thu thập chỉ số NPS (mức độ hài lòng của khách hàng). Cơ bản là các bạn nhờ họ đánh giá từ 0-10 điểm, khả năng giới thiệu cho bạn bè là bao nhiêu, và tính chỉ số NPS.
Qua thời gian, khi xây dựng tính năng mới, các bạn sẽ có thể thấy rằng đánh giá và tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng lên, nghĩa là các bạn đang làm tốt; nếu đi xuống, nghĩa là không tốt. Nếu vẫn giữ nguyên thì nghĩa là các bạn nên ra ngoài và tìm hiểu xem các bạn cần phải làm thêm gì nữa.
Một điều khác là, tôi sẽ nói về chất lượng sau, nhưng một điều các bạn nên nhớ là mức độ chân thật, đó là một số người sẽ nói dối các bạn. Ví dụ như ở đây, đây là mẹ các bạn. Đây là bạn của bạn của các bạn.Không biết các bạn thấy được không, nhưng mẹ của các bạn sẽ kiểu như là bà ấy sẽ dùng sản phẩm, và dù thế nào thì cũng tự hào về các bạn, nên có thể sẽ thành thật ở mức độ này. Còn bạn của các bạn thì sẽ khá thành thật với các bạn khi phản hồi, bởi vì họ quan tâm tới các bạn. Nhân tiện, đang giả sử là các bạn cho họ dùng miễn phí. Còn người dùng tương lai thì không như thế! Hãy hỏi những người thật ngẫu nhiên!
Họ không biết bạn là ai! Nếu họ nghĩ sản phẩm họ phải trả tiền là không xứng đáng, họ sẽ thực sự nói với các bạn. Vì các bạn biết đó, đó là tiền của họ.
Vậy nên, đây là một cách để các bạn thu thập những phản hồi tốt nhất. Dĩ nhiên, ở đoạn này các bạn sẽ nhận nhiều phản hồi hơn, nếu các bạn bắt mọi người phải trả tiền. Điều này không có nghĩa là vừa ra mắt đã bắt người khác trả tiền, mà có nghĩa là các bạn nên xây dựng sản phẩm để cuối cùng các bạn có thể khiến họ trả tiền cho phần mềm hoặc phần cứng, gì cũng được. các bạn nên làm thế. Hãy tăng tốc đến giai đoạn đó thật nhanh. Vì đó là lúc các bạn có được những phản hồi tốt nhất để giúp các bạn có nhiều người sẵn sàng trả tiền hơn trong tương lai.
Đã có nhiều phản hồi, vậy các bạn phải làm gì trước khi ra mắt chính thức sản phẩm?
Vậy điều các bạn muốn làm là, các bạn luôn muốn làm thật nhanh, đúng không? Và các bạn muốn tối ưu hóa giai đoạn phát triển này. Có lẽ các bạn sẽ có 10 người dùng ở thời điểm này. Đừng! Đừng cố làm tính năng cho 1 triệu người dùng. Các bạn muốn tối ưu cho giai đoạn tiếp theo tức là từ 10-100 người dùng. Tính năng nào thực sự đáp ứng điều đó, hãy làm nó.
Thủ công trước khi tự động.
Một trong những điều tôi học được là quy trình là thứ cực kỳ quan trọng khi các bạn tăng trưởng theo thời gian. Nhưng không nên tự động hóa mọi thứ, để phần mềm hay robot làm mọi thứ. Cách tốt nhất để biết các bạn cần phải làm gì là phải tự tay thực hiện.
Ví dụ như chúng tôi bắt đầu tuyển người lau dọn cho Homejoy, chúng tôi sẽ hỏi họ một loạt các câu hỏi. Sau đó họ sẽ phải thử việc, rồi sau đó họ sẽ được tham gia nếu họ làm đủ tốt.Sau quá trình phỏng vấn nhiều ứng viên, chúng tôi sẽ chỉ nhận vào khoảng 3-5%.
Các bạn có thể tưởng tượng được số người chúng tôi đã phỏng vấn ngay từ đầu và đã không thể tham gia với chúng tôi. Sau một thời gian, chúng tôi nhận ra một số câu hỏi mà chúng tôi đặt ra có thể giúp xác định được họ sẽ làm tốt hay không tốt với nền tảng này. Và, với các dữ liệu đã thu thập, các bạn sẽ nhận ra khi nhìn vào đó, chúng tôi có thể hỏi họ qua mạng.Chúng tôi cho họ điền hồ sơ qua mạng. Họ có thể ứng tuyển, rồi chúng tôi hỏi thêm vài câu khi phỏng vấn trực tiếp.
Nếu tự động hóa quá sớm, các bạn sẽ gặp vấn đề tiềm ẩn khiến các bạn không thể đi nhanh được khi cứ lặp lại những câu hỏi trong hồ sơ ứng tuyển.
Đổ vỡ tạm thời còn tốt hơn là tê liệt mãi mãi.
Ý tôi muốn nói sự hoàn hảo là không cần thiết ở giai đoạn này. Khi các bạn đến giai đoạn tăng trưởng kế tiếp. Những gì các bạn muốn làm hoàn hảo ở giai đoạn này có thể sẽ không còn quan trọng nữa, thế nên đừng lo lắng về những trường hợp cá biệt khi xây dựng một thứ gì đó. Hãy lo cho những trường hợp chung ảnh hưởng tới người dùng chủ chốt của các bạn. Khi ngày càng lớn hơn, những trường hợp cá biệt cũng lớn hơn. Lúc đó các bạn nên xử lý việc đó.
Hãy xem chừng phương thức Frankenstein.
Các bạn nói chuyện với người dùng, họ cho đủ thứ ý tưởng, điều đầu tiên các bạn muốn làm là xây dựng tất cả cho họ, rồi cho họ xem và khiến họ hài lòng.
Các bạn phải lắng nghe ý kiến của người dùng, nhưng khi họ bảo làm thêm một tính năng, các bạn không nên làm ngay, mà điều nên làm là làm rõ lý do tại sao họ yêu cầu tính năng đó.
Thông thường thì ý tưởng họ đề xuất không phải là tốt nhất. Mà điều họ đang nói là tôi gặp một vấn đề mà hoặc là anh phải làm thêm tính năng cho tôi, hoặc vấn đề phải được xử lý trước khi bắt tôi trả tiền cho sản phẩm. Vậy nên xác định được vấn đề trước khi xây dựng tính năng để tránh vấn đề bị che mất luôn.
Cuối cùng, khi nào nên launch sản phẩm!?
Chỉ vì các bạn tưởng tượng rằng có ai đó đang bắt chước các bạn, bạn sẽ phải xây dựng sản phẩm hoàn hảo! Bất kì lúc nào, kể cả khi bạn dã launch sản phẩm một giời gian dài, sẽ luôn có người bắt chước hết khả năng của bạn để đuổi kịp bạn. Trừ khi các bạn đang làm một startup cần đến hàng triệu đô, chẳng có lý do gì phải trì hoãn việc ra mắt sản phẩm.
Nguồn: https://sosub.org/
Leave a Reply