Tổng quan Hệ sinh thái Tech Startup Việt Nam 2018
Thị trường Việt Nam đang được đánh giá đầy tiềm năng với hơn 100 triệu dân, tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng, trình độ kỹ thuật viên cao, thâm nhập nhanh với thời đại kỹ thuật số, cùng nhiều cơ hội gọi vốn đầu tư tại Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nhân tận dụng những cơ hội này và thay đổi thế giới ngay từ Việt Nam. Khu vực này đang trên đà trở thành một trong những trung tâm khởi nghiệp công nghệ quan trọng ở toàn cầu.
2017-2018 là khoảng thời gian cực kỳ thú vị cho các nhà đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Không chỉ vì Nghị định №38/2018/ND-CP của chính phủ, đưa ra lộ trình chi tiết để kết hợp và vận hành giữa các Quỹ đầu tư mạo hiểm và cơ quan quản lý, mà còn bởi vì sự gọi tăng thêm vốn thành công gần đây của một số quỹ hiện có cũng như việc thành lập các Quỹ mới.
- Được công bố vào tháng 8 năm 2018, VinaCapital Ventures mong muốn đầu tư 100 triệu đô la Mỹ vào các công ty công nghệ tại Việt Nam.
- Cũng trong tháng đó, Startup Viet Partners ra mắt với quỹ 5 triệu đô la Mỹ, tập trung vào các lĩnh vực B2B, B2B2C và các giải pháp hỗ trợ công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
- Vingroup đã thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 300 triệu USD và Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ với vốn đầu tư mạo hiểm 300 triệu USD để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo về công nghệ.
- 500 Startups Vietnam cũng bổ sung thêm 14 triệu đô la Mỹ vào quỹ hiện tại trong bối cảnh thị trường khởi nghiệp đang bùng nổ.
500 Startups Vietnam cũng đã có lần thoái vốn trong năm 2018 với WifiChua được Appota mua lại. Vào tháng 12 năm 2018, 500 Startups đã công bố khởi động chương trình tăng tốc tại Việt Nam cho năm 2019 có tên The Saola Accelerator, cùng hợp tác với nhà bán lẻ đa phương tiện Hàn Quốc GS Shop để mang giáo trình tăng tốc của 500 Startups tại Thung lũng Silicon Valley về Việt Nam.
Tại Việt Nam, có 277 trường đại học, cao đẳng và học viện đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin (CNTT) theo báo cáo của Bộ Thông tin & Truyền thông vào tháng 12 năm 2010. Với khả năng tiếp cận với tài năng công nghệ đẳng cấp thế giới và cơ hội đầu tư to lớn, dự đoán rằng sẽ có nhiều ý tưởng/startup công nghệ phát triển mạnh mẽ từ Việt Nam.
2018 là 1 năm với nhiều thay đổi lớn đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam. Những điểm nổi bật này chứng minh rằng đã có một hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh ở Việt Nam trong 12 tháng qua, như:
- Foody được mua lại 64% bởi của Tập đoàn SEA có trụ sở tại Singapore, trở thành một trong những công ty khởi nghiệp có giá trị nhất ở Đông Nam Á;
- Tiki.vn đã nhận được khoản đầu tư 54 triệu đô la từ JD.com, nhà bán lẻ trực tuyến lớn thứ hai của Trung Quốc;
- Sendo đã huy động được 51 triệu đô la do Tập đoàn SBI từ Nhật Bản và các nhà đầu tư khác cho vòng B;
- Topica gọi vốn 50 triệu đô la Mỹ trong Series D do Tập đoàn Northstar dẫn đầu, đây là một trong những khoản đầu tư quan trọng nhất trong khu vực;
- Vntrip tuyên bố đã huy động một khoản tiền không tiết lộ trong đầu tư chiến lược từ nhà đầu tư Thụy Sĩ IHAG Holding với mức định giá 45 triệu USD.
Ngoài ra, có một số trường hợp thành công mà Việt Nam được chứng minh là một nơi đáng được chú ý như:
- Base.vn, một doanh nghiệp nền tảng SaaS (software-as-a-service) có trụ sở tại Việt Nam, đã huy động thành công 1,3 triệu đô la Mỹ trong vòng gọi vốn thứ hai do Alpha JWC Ventures (Indonesia) và Beenext (Singapore). Số tiền đầu tư vào Base.vn được coi là khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của một công ty công nghệ B2B tại Việt Nam.
- Lần đầu tiên Nền tảng cho vay ngang hàng (P2P) – Tima được đầu tư 3 triệu đô la và tiết lộ mối quan hệ hợp tác với một trong những ngân hàng lớn nhất của Việt Nam.
- Elsa gọi vốn $3,2 triệu đô, được tạp chí Forbes liệt kê trong danh sách bốn công ty sử dụng A.l. để thay đổi thế giới.
Có rất nhiều công ty khởi nghiệp đang đi đúng hướng như GotIt, Uiza, WeFit, WisePass, … đóng góp tiếp tục đà tăng trưởng cho hầu hết các nền kinh tế mới nổi năng động ở Đông Nam Á, bên cạnh việc chính phủ Tập trung vào thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và đổi mới.
Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 3 kế hoạch về khởi nghiệp, trong đó có Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844) giao cho Bộ KH&CN chủ trì. Quỹ đầu tư của chính phủ do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo dự thảo Nghị định đang được Bộ Kế hoạch & Đầu tư xây dựng, vốn điều lệ do Ngân sách Nhà nước cấp cho quỹ là 2.000 tỷ đồng là một trong những hành động rất thiết thực của nhà nước đến với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.
Leave a Reply