Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/qwubanfx/public_html/wp-content/themes/Divi/includes/builder/functions.php on line 2442
Đánh giá thực hiện công việc theo KPI như thế nào? | Leon Ina Entrepreneur

KPI là hệ thống các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu suất nhân viên thông qua các số liệu, tỷ lệ phần trăm, chỉ tiêu định lượng. Chỉ số KPI sẽ cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả như thế nào, tỉ lệ tăng trưởng của từng bộ phận, từng nhân viên thậm chí là toàn thể doanh nghiệp.

KPI (Key Performance Indicator) có thể hiểu một cách đơn giản là chỉ số đánh giá hiệu suất công việc của cá nhân/phòng ban trong doanh nghiệp.

KPI là gì? Xem lại bài viết trước: http://leonina-entrepreneur.com/KPI-la-gi/

KPI sẽ được thực hiện dựa trên các mục tiêu công việc, kết quả thực hiện công việc của từng cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp.

1. Mục đích của việc sử dụng KPI trong đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc theo KPI được sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau tùy vào cơ cấu doanh nghiệp:

  • Thông qua bản đánh giá thực hiện công việc, từng nhân viên sẽ hiểu được mức độ hoàn thành công việc so với mục tiêu đề ra.
  • Tạo động lực làm việc cho nhân viên với kết quả đánh giá thực hiện công việc hiệu quả.
  • Nhân viên có thể phát hiện ra khiếm khuyết và cải thiện chúng trong quá trình đánh giá thực hiện công việc
  • Quy trình đánh giá thực hiện công việc sẽ giúp cấp quản lý có cái nhìn tổng quan về hiệu suất làm việc của nhân viên cũng như đề ra chế độ lương thưởng, kỷ luật phù hợp.
  • Các chỉ số KPI có tính chính xác và định lượng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quy trình đánh giá thực hiện công việc.
  • Việc đánh giá thực hiện công việc của nhân viên sẽ trở nên trực quan, minh bạch và chính xác hơn với các chỉ số KPI.

2. Xây dựng mục tiêu trong đánh giá thực hiện công việc theo KPI

Khi xây dựng hệ thống KPI trong đánh giá thực hiện công việc, cấp quản lý cần đảm bảo mục tiêu công việc của nhân viên theo tiêu chí SMART:

  • S – Specific: Mục tiêu cụ thể
  • M – Measurable: Mục tiêu đo lường được
  • A – Achiveable: Mục tiêu có thể đạt được
  • R – Realistics: Mục tiêu thực tế
  • T – TimEbound: Mục tiêu có thời hạn cụ thể

Nếu đảm bảo được các tiêu chi này khi đặt mục tiêu, đánh giá thực hiện công việc của nhân viên sẽ đạt hiệu suất cao hơn.

3. Xây dựng quy trình đánh giá thực hiện công việc

 Bước 1: Xác định các yêu cầu cơ bản của đánh giá thực hiện công việc:

Trong quy trình đánh giá thực hiện công việc, cấp quản lý cần xác định các công việc, trách nhiệm cụ thể của từng phòng ban và nhân viên. Các yếu tố này phải thể hiện đặc trưng công việc của từng phòng ban và bản thân nhân viên đó cũng như có liên quan đến mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định phương pháp đánh giá thực hiện công việc:

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc. Dựa vào đặc thù doanh nghiệp, cấp quản lý phải chọn ra một phương pháp đánh giá thực hiện công việc khả thi và phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn chiến lược, văn hóa của doanh nghiệp đó.

Bước 3: Đảm bảo cấp quản lý thực hiện đầy đủ việc đánh giá thực hiện công việc:

Để đảm bảo việc triển khai  đánh giá thực hiện công việc chính xác và minh bạch, hệ thống chỉ số KPI cần được thiếp lập đủ, đúng và đồng thời cấp quản lý cũng cần được huấn luyện kỹ càng về việc đánh giá thực hiện công việc theo KPI.

Bước 4: Thảo luận với từng phòng ban, nhân viên về buổi đánh giá thực hiện công việc:

Cấp quản lý cần thông báo và thảo luận rõ ràng với từng phòng ban, nhân viên về tầm quan trọng, nội dung, cách thức và phạm vi của việc đánh giá thực hiện công việc. Như vậy việc đánh giá thực hiện công việc sẽ diễn ra hiệu quả hơn.

Bước 5: Thực hiện đánh giá thực hiện công việc theo KPI

Đánh giá kết quả thực hiện công việc so với hệ thống chỉ số đánh giá KPI đã đề ra sẽ giúp cấp quản lý và nhân viên có cái nhìn cụ thể hơn về mục tiêu và hiệu suất công việc đang diễn ra. Sau buổi đánh giá, cấp quản lý cần thảo luận thêm về kết quả đánh giá thực hiện công việc. Việc chỉ ra những điểm tốt và những điểm yếu trong kết quả công việc sẽ giúp họ khắc phục và nâng cao hiệu suất làm việc.

Ngoài ra, việc vạch ra các phương hướng phát triển và mục tiêu công việc mới là yếu tố quan trọng trong đánh giá thực hiện công việc. Cấp quản lý cần theo dõi và thực hiện sâu sát vấn đề này thì việc đánh giá thực hiện công việc mới phát huy hiệu quả.

Nguồn: http://www.cloudjetsolutions.com/